Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ: Những Thách Thức Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp

Giải pháp mới của Port Cities để quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ với nhiều điểm POS.

“Khách hàng là thượng đế”, đây là câu châm ngôn trong văn hoá thương mại mà hầu hết các doanh nghiệp bán lẻ vận dụng để xây dựng và phát triển dịch vụ khách hàng của mình.

Hiện nay, người mua có nhiều sự lựa chọn hơn trong các hoạt động mua sắm của họ. Đó là vì sự xâm nhập thị trường số của người mua hàng ngày càng tăng trong những năm gần đây.

Những thách thức cho Nhà Bán lẻ Hiện đại

Hơn nữa, người mua cũng ngày càng có nhiều luồng thông tin về hàng hoá và dịch vụ. Họ dành nhiều thời gian hơn để tra cứu và tham khảo review về trải nghiệm tổng thể trước khi quyết định mua hàng.

Việc cung cấp các trải nghiệm mua sắm dễ dàng và xuyên suốt để đáp ứng nhu cầu của khách hàng là điều cần thiết mà các nhà bán lẻ 4.0 cần thực hiện. Trong những năm gần đây, những doanh nghiệp không ngại đối mặt với các thử thách đã cho thấy họ đã và đang đạt được những thành công vượt trội.

Theo báo cáo của Deloitte , mức chi tiêu của khách hàng có thể tăng đến 140% nếu họ có trải nghiệm mua sắm tích cực. Con số này không quá xa vời trong thời đại thông tin đã và đang tạo ra nhiều cơ hội cho cả người mua và nhà bán lẻ hiện nay.

Vì vậy, để giữ chân và tạo sự trung thành (loyalty) trong nhóm khách hàng của  bạn, bạn cần có các công cụ hỗ trợ phù hợp song song với các chiến dịch sáng tạo để có thể dẫn đầu thị trường.

Để đạt được thành công trong yếu tố trải nghiệm khách hàng, các nhà bán lẻ vẫn phải lưu ý đến một số thách thức. Một trong số đó là vấn đề liên quan đến quản lý chuỗi cửa hàng bán lẻ với nhiều điểm POS.

Bài viết dưới đây sẽ thảo luận chi tiết hơn về những thách thức liên quan mà các nhà bán lẻ đang gặp phải hiện nay. Đồng thời, chúng tôi sẽ đưa ra các giải pháp phù hợp với từng trường hợp kinh doanh, đặc biệt là với hệ thống Odoo ERP, nhằm giải quyết những hạn chế có thể gặp phải.

Hãy cùng tìm hiểu.


Phụ lục

Những thách thức của các nhà bán lẻ hiện nay

Các lợi ích của Odoo ERP đối với ngành bán lẻ

Những hạn chế của Odoo POS Cơ Bản

POS Cloud là gì? Giải pháp này hoạt động như thế nào?

Các lợi ích của POS Cloud

Lời kết



Những Thách thức của Các Nhà Bán lẻ Hiện nay


1. Cung cấp cho người mua một trải nghiệm mua sắm đa kênh

Trong thời đại 4.0, những bất cập trong trải nghiệm mua hàng online ví dự như trải thiếu các kênh mua sắm trực tiếp, hoặc website thương mại điện tử không thân thiện với người dùng hoặc thời gian vận chuyển quá lâu, là những vấn đề cầ được ưu tiên khắc phục . Các doanh nghiệp thương mại điện tử ngày càng mang đến một trải nghiệm mua sắm đầy đủ & thuận tiện hơn rất nhiều và gia tăng tính cạnh tranh.

Theo đó, ngày càng nhiều khách hàng sử dụng hình thức mua sắm trực tuyến, song thói quen mua sắm tại cửa hàngkhông vì thế mà trở nên kém phổ biến. Điều này có nghĩa là bạn sẽ không chỉ cạnh tranh trên thị trường thương mại điện tử mà còn với các cửa hàng bán lẻ khác trong khu vực hoạt động.

Trên thực tế, bạn không thể giới hạn người mua sử dụng một kênh mua sắm nhất định, chỉ truyền thống hoặc chỉ online. Bạn có thể và nên ưu tiên xây dựng trải nghiệm khách hàng đa dạng trên tất cả các kênh. Việc mang lại trải nghiệm khách hàng đa kênh hoàn hảo sẽ tăng cảm xúc tích cực cho người mua hàng. 

Khi người mua có được trải nghiệm tích cực trong nhiều lần mua sắm, khả năng họ sẽ tiếp tục quay lại và lựa chọn sản phẩm của bạn là rất cao, nhờ đó, về lâu dài doanh nghiệp của bạn cũng có thể giảm chi phí phục vụ khách hàng lên đến 33%.


2.  Khách hàng muốn có một trải nghiệm liền mạch

Hầu hết khách hàng đều muốn thấy mặt hàng họ cần trên bất kỳ kênh mua sắm nào (online hay offline). Họ có nhu cầu cho một trải nghiệm mua sắm liền mạch, có nghĩa là, nếu khách hàng đã mua hàng trực tuyến thì lịch sử mua sắm của họ vẫn được lưu trữ trong hệ thống CRM của các cửa hàng. Điều này giúp quy trình mua sắm, thanh toán, tích điểm của họ tại cửa hàng trở nên dễ dàng hơn.

Những thách thức cho Nhà Bán lẻ Hiện đại

Nếu bạn có thể tạo ra sự lưu động và trải nghiệm xuyên suốt trên nhiều kênh mua sắm thì bạn có thể phục vụ khách hàng của mình tốt hơn và tránh sự chồng chéo các kênh bán hàng với nhau.

Giải pháp tập trung dữ liệu khách hàng như vậy sẽ giúp các nhân viên phụ trách liên quan có thể truy cập thông tin họ cần một cách nhanh chóng.


3.  Khách hàng muốn có dịch vụ được cá nhân hoá

Nếu khách hàng có trải nghiệm không tốt tại bất kỳ cửa hàng nào của bạn, khả năng cao là họ sẽ không ghé lại lần sau. Thậm chí, bạn bè và gia đình thân thiết của khách hàng ấy có thể cũng sẽ không lựa chọn cửa hàng của bạn. Vậy đâu là giải pháp hiệu quả để nhận được lòng trung thành từ khách hàng? Chính là hãy làm cho mọi người cảm thấy họ nhận được đãi ngộ đặc biệt.

Sự khác biệt giữa hai kịch bản kinh doanh là tính cá nhân hóa. Khách hàng muốn các dịch vụ được cá nhân hóa, và nếu các nhà bán lẻ nắm được hành vi này, họ sẽ giành chiến thắng trong chiến lược xây dựng lòng trung thành của khách hàng với thương hiệu của mình.

Bạn có thể thúc đẩy lòng trung thành của khách hàng thông qua những lần mua hàng của họ. Các thông tin này có thể lấy được từ dữ liệu bạn thu thập hoặc thông qua các phương tiện khác như tin nhắn tư vấn/hỏi đáp hay các chương trình khách hàng thân thiết.

Nếu bạn sở hữu một thương hiệu lớn, bạn chắc chắn có đủ dữ liệu để xác định khách hàng của mình muốn gì hoặc có khả năng sẽ mua gì, sau đó phân tích dữ liệu này để cung cấp các dịch vụ được cá nhân hóa, và cuối cùng là thúc đẩy lòng trung thành của họ với thương hiệu.


4.  Giảm tải cơ sở hạ tầng marketing đắt đỏ và rườm rà

Hiện nay, việc thu hút khách hàng trên nhiều kênh truyền thông trở nên rất dễ dàng và thậm chí, một số cá nhân/doanh nghiệp bất chấp nhiều thách thức khác nhau có thể xảy ra, đặc biệt là với cơ sở hạ tầng marketing không chính thống.

Trong phòng ban marketing của doanh nghiệp, tất cả bộ phận phải giao tiếp hiệu quả, đồng thời các quy trình đang chuyển động cũng phải thống nhất với nhau. Nếu những thông điệp marketing cứ lặp đi lặp lại hoặc có sự khác biệt giữa các kênh truyền thông, điều này có thể đem lại sự khó hiểu cho khách hàng và khiến họ cảm thấy thất vọng với thương hiệu của bạn.

Những thách thức cho Nhà Bán lẻ Hiện đại

Kết quả là khi điều này xảy ra, các nỗ lực marketing của bạn sẽ phản tác dụng và gián tiếp hướng khách hàng đến với đối thủ cạnh tranh của bạn. Đầu tư vào một công nghệ phù hợp và đảm bảo tất cả các kênh marketing hoạt động trên cùng một công cụ là giải pháp cho vấn đề này. Hơn nữa, doanh nghiệp còn có thể tiết kiệm cả thời gian và tiền bạc cho các chiến dịch marketing nhờ vào đó.

Với những thách thức lớn mà một nhà bán lẻ có thể sẽ đối mặt, đâu là giải pháp “trọn gói” phù hợp để khắc phục chúng? Trong phần tiếp theo, chúng ta sẽ thảo luận về cách hệ thống Odoo ERP có thể hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.

Odoo • Image and Text

Các đơn hàng Odoo POS của cửa hàng bạn hay bị treo?


Các Lợi ích của Odoo ERP đối với Ngành Bán lẻ


Phần mềm ERP giúp tích hợp tất cả các quy trình cốt lõi trên một hệ thống duy nhất và cho phép bạn điều hành doanh nghiệp của mình từ một nền tảng duy nhất. Các quy trình cốt lõi này có thể bao gồm sản xuất, quản lý nhân sự, tài chính, chuỗi cung ứng, quản lý kho, theo dõi giao dịch, mua hàng, v.v. Một hệ thống ERP phù hợp cũng sẽ tích hợp tất cả dữ liệu và các quy trình kinh doanh liên quan khác.

Odoo ERP được biết đến là phần mềm quản lý doanh nghiệp với mã nguồn mở, giúp doanh nghiệp đạt được các mục tiêu kinh doanh về tài chính, quản lý kho, Điểm bán hàng (POS), thương mại điện tử, hậu cần, mua hàng, v.v. Với hệ thống Odoo ERP, các nhà bán lẻ có cơ hội tích hợp liền mạch toàn bộ quy trình và dữ liệu, từ đó làm tăng năng suất và lợi nhuận cho doanh nghiệp.

Những thách thức cho Nhà Bán lẻ Hiện đại

Ngoài ra, phương pháp tập trung dữ liệu và lưu trữ trên đám mây của Odoo cũng hỗ trợ việc chia sẻ thông tin trở nên dễ dàng hơn. Nhờ đó, các nhà bán lẻ có nhiều chi nhánh có thể vận hành toàn bộ hoạt động kinh doanh của họ mà chỉ từ một nền tảng duy nhất một cách hiệu quả.

Trong ngành bán lẻ, Odoo có thể hỗ trợ cho hoạt động quản lý như thế nào? Một phần lợi ích chính của việc sử dụng Odoo là quản lý bán hàng, và điểm bán hàng (POS) là một trong những công cụ không thể thiếu. Với Odoo, bạn sẽ có một mô-đun chuyên dụng đảm bảo các hoạt động tại cửa hàng diễn ra suôn sẻ.

Mô-đun Điểm bán hàng (POS) hoặc máy Odoo POS cơ sở/tiêu chuẩn giúp theo dõi hàng hóa trong thời gian thực nhờ tích hợp với các mô-đun bán hàng và quản lý hàng tồn kho. Bạn có thể kiểm soát hàng tồn kho và đưa ra các dự báo chính xác trong thời gian thực.

Ngoài ra, Odoo POS còn tương thích với nền tảng thương mại điện tử Odoo, nhờ vậy, bạn không cần thiết lập các hàng hoá khác nhau cho hai ứng dụng. Mô-đun Odoo POS tiêu chuẩn cũng tương thích với bất kỳ phần cứng nào như máy tính bảng, laptop, máy tính để bàn và máy tính công nghiệp, tối ưu hoá việc cài đặt dữ liệu vào các thiết bị.


Những hạn chế của Odoo POS Cơ Bản


Giải pháp Odoo POS là một hệ thống lý tưởng, nhưng ứng dụng này vẫn có một số hạn chế nhất định. Odoo POS tiêu chuẩn không cho phép thực hiện nhiều hơn 20 phiên POS. Đối với các nhà bán lẻ nhỏ, đây có thể không phải là vấn đề đối với họ. Tuy nhiên, khi bạn có nhiều cửa hàng bán lẻ và mã sản phẩm (SKU) lên đến vài trăm, bạn sẽ bắt đầu gặp trục trặc với hệ thống.

Một số trục trặc có thể kể đến như:

  • Hệ thống không phản hồi hoặc phiên đóng mất vài phút

  • Các lỗi xuất hiện do mạng hoặc băng thông kém

  • Các đơn đặt hàng bị kẹt trong giao diện người dùng của nhân viên bán hàng

  • Các truy vấn về việc cập nhật các nhà cung cấp thanh toán trong các bút toán

  • Các vấn đề về hiệu suất POS thấp ảnh hưởng đến toàn bộ Odoo ERP và chặn người dùng trong các mô-đun và phòng ban khác

  • Ứ đọng hàng tồn kho không sửa chữa được

  • Tính năng Pivot và BI không ổn định

  • Chi phí lưu trữ và cơ sở hạ tầng tăng

Một khi bạn đối mặt với một số vấn đề này, bạn nên cân nhắc đến việc nâng cấp giải pháp Odoo POS tiêu chuẩn. Một số khách hàng của chúng tôi đã gặp trường hợp này và chúng tôi đã giúp họ phát triển một giải pháp mới.

Giải pháp mang tên POS Cloud (POS Đám mây) của chúng tôi sẽ giúp các nhà bán lẻ như bạn giải quyết các thách thức liên quan đến quản lý nhiều POS tại chuỗi cửa hàng bán lẻ.


POS Cloud là gì? Giải pháp này hoạt động như thế nào?


POS Cloud là sản phẩm do Port Cities phát triển nhằm hỗ trợ triển khai giải pháp POS nâng cao hơn với hiệu suất cao. Nói một cách dễ hiểu, giải pháp này sẽ đẩy một lượng lớn dữ liệu lên đám mây, xử lý và đẩy dữ liệu trở lạ hệ thống Odoo POS. Bằng cách này, POS Cloud sẽ giúp giảm tải khối lượng thao tác trong hệ thống Odoo.

POS Cloud có thể đáp ưng tới 10.000 phiên POS trực tiếp được kết nối, 5.000.000 SKU, và xử lý đến 100 tỷ giao dịch mỗi năm mà không gặp trục trặc nào. Giải pháp sẽ tổng hợp và kiểm tra trước tất cả dữ liệu liên quan đến POS, bao gồm hàng hoá kho, định giá, doanh số và thanh khoản, do đó, kích thước cơ sở dữ liệu của Odoo sẽ không gặp tác động tiêu cực nào.

Ngoài ra, sản phẩm này cũng đi kèm với bảng điều khiển Metabase, một công cụ BI cho phép bạn trực quan hóa các phân tích hoạt động POS một cách đầy đủ trên một màn hình trong thời gian thực.

Khả năng tích hợp với bên thứ ba cũng được áp dụng cho POS Cloud, bạn có thể kết nối với các ứng dụng Odoo khác và các giải pháp của bên thứ ba thông qua API và trình kết nối cơ sở dữ liệu của nó.


Các lợi ích của POS Cloud


Odoo - Sample 1 for three columns

Lợi ích #1:  Đóng và mở các phiên POS nhanh chóng


Giải pháp POS Cloud giúp các phiên POS mở và đóng chỉ trong vài giây. Nhờ đó, nhân viên thu ngân có thể tránh việc để khiến khách hàng phải chờ đợi lâu khi thanh toán.

Odoo - Sample 3 for three columns

Lợi ích #2: Truyền dữ liệu POS nhẹ


Kiến trúc data chuyên biệt của POS Cloud giúp bạn có thể truyền dữ liệu trong thời gian ngắn. Giải pháp còn cho phép tiếp tục thực hiện các phiên POS trong quá trình truyền dữ liệu mà không bị mất hoặc bị tổn hại dữ liệu, ngay cả khi mạng gặp sự cố.

Odoo - Sample 1 for three columns

Lợi ích # 3: Giảm chi phí cơ sở hạ tầng




Giải pháp sử dụng cơ sở hạ tầng đám mây riêng biệt khác với cơ sở dữ liệu Odoo và không ảnh hưởng đến kích thước cơ sở dữ liệu trong Odoo. Nhờ đó, POS Cloud có thể tăng dung lượng chứa đơn hàng cho cửa hàng của bạn nhưng không ảnh hưởng đến chi phí cơ sở hạ tầng.
Odoo - Sample 3 for three columns

Lợi ích # 4: Phân tích hoạt động POS trong thời gian thực


Giải pháp bao gồm công cụ phân tích kinh doanh Metabase, cho phép người dùng xem xét toàn bộ hoạt động POS trong thời gian thực.

Odoo - Sample 1 for three columns

Lợi ích #5: Tích hợp với phần mềm bên thứ ba



POS Cloud có trình kết nối API và cơ sở dữ liệu, cho phép tích hợp hệ thống khác của bên thứ ba.

Odoo - Sample 3 for three columns

Lợi ích #6: Nâng cao mức độ hài lòng của khách hàng



Khách hàng sẽ hài lòng và tiếp tục mua hàng của bạn khi họ có trải nghiệm mua sắm liền mạch. Với POS Cloud, bạn có thể cung cấp cho họ trải nghiệm hài lòng tại các quầy POS từ nhiều cửa hàng bán lẻ của bạn.

Với khả năng phân tích hoạt động POS vượt trội, POS Cloud giúp bạn dễ dàng phân tích mức độ hiệu quả của dịch vụ trong thời gian thực và tăng sự linh hoạt trong chiến lược kinh doanh.


Lời kết


Khi doanh nghiệp tăng trưởng, những thách thức mới cũng sẽ xuất hiện. Nhu cầu POS sẽ tăng cao đối với một nhà bán lẻ đang mở rộng kinh doanh tại nhiều địa điểm. Nếu bạn sử dụng một giải pháp POS không có khả năng hỗ trợ sự phát triển, bạn sẽ khó tránh được các thách thức liên quan.

Nhìn chung, chúng tôi đã bàn luận một số trong các thách thức liên quan ví dụ như phiên POS chậm, tăng chi phí lưu trữ và cơ sở hạ tầng, tác động tiêu cực đến toàn bộ hoạt động bán lẻ của bạn, v.v.

POS Cloud chính là giải pháp “trọn gói” mà đội ngũ chuyên gia Port Cities đã phát triển để hỗ trợ các doanh nghiệp và các chuỗi bán lẻ có khối lượng giao dịch POS lớn.

Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi hoặc thắc mắc nào về giải pháp POS Cloud, hãy liên hệvới chúng tôi. Các chuyên gia của Port Cities sẵn sàng hỗ trợ doanh nghiệp của bạn.


25 tháng 2, 2022
TÁC GIẢ
Quản Lý Chuỗi Cửa Hàng Bán Lẻ: Những Thách Thức Và Giải Pháp Cho Doanh Nghiệp
Oluwatosin Odebunmi
Copywriter/ Content Marketer
Oluwatosin Odebunmi is a talented content marketer with years of experience working with clients in various fields, including technology, marketing, and sales automation. While he has a computer science and engineering background, he is passionate about using words to help people make informed decisions. In his spare time, Oluwatosin enjoys exploring nature and reading.
Chia sẻ bài Viết

Cập nhật các tips về Odoo!

Đăng ký bản tin của chúng tôi ngay hôm nay.