Hệ thống Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP)

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển về quy mô và độ phức tạp, ERP là phần mềm giúp hợp lý hóa các quy trình kinh doanh của bạn, tự động hóa quy trình làm việc, quản lý dữ liệu tập trung, đưa ra các quyết định thông minh hơn và cải thiện hiệu suất.

ERP là gì?

Phần mềm Hoạch định Nguồn lực Doanh nghiệp (ERP) là phần mềm quản lý doanh nghiệp cho phép bạn quản lý tất cả các hoạt động kinh doanh cốt lõi trong các phòng ban tài chính, bán hàng, kho vận, nhân sự, sản xuất và nhiều hơn nữa, trên một nền tảng duy nhất.

Thay vì quản lý các công việc trong các hệ thống riêng biệt hoặc thủ công trên giấy, ERP sẽ số hóa, tối ưu hóa và tích hợp các quy trình kinh doanh của bạn từ đầu đến cuối và áp dụng cho toàn đội ngũ của doanh nghiệp.

ERP là gì?

Hệ thống ERP hoạt động như thế nào?




Quản lý các quy trình kinh doanh cốt lõi

ERP cung cấp các mô-đun/phân hệ và tính năng được tích hợp để quản lý các lĩnh vực kinh doanh chính, như bán hàng, mua hàng, kho vận và kế toán. Hệ thống cũng bao gồm các mô-đun khác như sản xuất, nhân sự, thương mại điện tử, POS, v.v.




Tập trung và chia sẻ dữ liệu

Dữ liệu chính được tiêu chuẩn hóa và tập trung ở một nơi. Từ đó, dữ liệu giao dịch của bạn (như đơn mua hàng, báo giá, hóa đơn, v.v.) và tài liệu kinh doanh (thuế, dữ liệu nhân sự, mức tồn kho, v.v.) có thể dễ dàng truy cập và chia sẻ với các người dùng phù hợp.




Tự động hóa quy trình làm việc

ERP giúp tự động hóa từng bước của quy trình làm việc của bạn. Bạn có thể tự động hóa quy trình mua hàng dựa trên kế hoạch sản xuất tương lai, tự động hóa việc tạo hóa đơn dựa trên đơn đặt hàng và số lượng đã giao, và nhiều hơn nữa.




Báo cáo và phân tích theo thời gian thực

Với dữ liệu tập trung ở một nơi, hệ thống ERP cung cấp các công cụ báo cáo và chỉ số để hiển thị dữ liệu kinh doanh của bạn, giúp phân tích và đánh giá hiệu suất kinh doanh, dự báo và đưa ra quyết định dựa trên dữ liệu.




Bảo mật dữ liệu

ERP giúp người quản lý quản trị dữ liệu ở mức độ cao thông qua thiết lập quyền truy cập cho từng loại dữ liệu và từng người dùng để làm việc trên tài liệu và quy trình kinh doanh.




Tích hợp với các phần mềm khác

ERP có thể kết nối với các hệ thống hiện có hoặc kế thừa, như CRM, nền tảng thương mại điện tử hoặc công cụ BI, để đáp ứng các nhu cầu kinh doanh cụ thể đồng thời đảm bảo tính chính xác và bảo mật dữ liệu.


​Nhờ vào hệ thống ERP tích hợp giúp giảm đáng kể số lượng công việc giấy tờ và nhập liệu thủ công, chúng tôi có thể phân bổ nguồn nhân lực của mình tốt hơn. Các nhân viên tình nguyện của chúng tôi có thể tập trung vào những trách nhiệm quan trọng hơn, góp phần mang lại giá trị cho sứ mệnh nhân đạo của tổ chức.

Mr. Clement Muris • Cố vấn CNTT tại PSE.

Xem thêm câu chuyện thành công →

Lợi ích của hệ thống ERP

Tận dụng những lợi ích của ERP để tăng cường năng suất và tăng trưởng doanh thu.

ERP để tăng năng suất

Tăng năng suất

ERP cho phép các nhà lãnh đạo quản lý hoạt động kinh doanh và lực lượng lao động tốt hơn. Đội ngũ của bạn có thể tăng năng suất và hiệu quả với các nhiệm vụ được tự động hóa và công cụ giao tiếp hiệu quả.

Tập trung vào phát triển doanh nghiệp của bạn và để hệ thống đảm nhiệm phần còn lại.

Cải thiện dịch vụ khách hàng

Việc tập trung dữ liệu trong ERP cung cấp cho bạn cái nhìn toàn diện từ thông tin tồn kho đến xu hướng khách hàng để tăng cơ hội bán hàng.

Phần mềm giúp tăng tốc độ xử lý đơn hàng và quản lý tồn kho tốt hơn, điều này cải thiện sự hài lòng của khách hàng với các dịch vụ được cá nhân hóa.

Lợi ích của ERP để Cải thiện dịch vụ khách hàng
Lợi ích của ERP để giảm chi phí

Giảm chi phí vận hành

​ERP giảm công việc thủ công và loại bỏ lỗi dữ liệu và tập trung dữ liệu riêng biệt (data silo) trong các hệ thống riêng lẻ, cung cấp một nguồn thông tin duy nhất, đặc biệt là cho đội ngũ kế toán của bạn.


Điều này dẫn đến giảm chi phí đáng kể, kiểm soát biên lợi nhuận và tăng ROI theo thời gian.

Tăng cường tuân thủ quy định

Hệ thống ERP cung cấp quy trình kiểm toán ghi lại mọi thay đổi dữ liệu và hoạt động của người dùng, đảm bảo tính minh bạch cho việc tuân thủ quy định của chính phủ và địa phương.

Khi doanh nghiệp của bạn phát triển và các quy định thay đổi, các hệ thống ERP có thể thích ứng để đáp ứng các yêu cầu mới.

ERP để tuân thủ quy định

Các phân hệ & tính năng của ERP

Bắt đầu sử dụng ERP với các phân hệ và tính năng thiết yếu mà bạn cần ngay bây giờ.

Bạn đang cần phân hệ nào cho nhu cầu kinh doanh hiện tại của mình?

Nhận tư vấn về cách lựa chọn hệ thống ERP, phân hệ và các tính năng phù hợp.

Hệ sinh thái ERP

Những điều cần biết trước khi chọn hệ thống ERP.

Odoo value proposition

Các hệ thống ERP lớn (SAP, Oracle, Dynamics)

Các hệ thống ERP được tích hợp đầy đủ cung cấp nhiều chức năng kinh doanh. Các hệ thống này phù hợp cho các doanh nghiệp lớn và tập đoàn, do đó, chi phí sẽ cao và không phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME).

Ứng dụng dọc (Salesforce, Trello, HubSpot)

​Giải pháp linh hoạt và thân thiện với người dùng tập trung vào các quy trình kinh doanh cụ thể thay vì cố gắng hợp lý hóa toàn bộ hoạt động kinh doanh. Cách tiếp cận này làm cho các phần mềm sẽ đơn giản và phù hợp với ngân sách của các start-up và doanh nghiệp nhỏ.

Các hệ thống phân hệ mô-đun (Odoo, v.v.)

​Giải pháp là sự kết hợp của ERP lớn và các ứng dụng dọc. ERP mã nguồn mở như Odoo cung cấp một nền tảng phân hệ với nhiều chức năng và tự động hóa. Hệ thống linh hoạt và phù hợp với ngân sách cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) trong khi vẫn có thể mở rộng và tùy chỉnh cho các doanh nghiệp lớn.

Tìm hiểu thêm về Odoo ERP →

Các loại triển khai ERP

ERP đám mây

Phần mềm ERP được lưu trữ trên đám mây bởi nhà cung cấp. Bạn có thể truy cập hệ thống bất cứ lúc nào từ bất kỳ thiết bị nào có kết nối internet.

ERP tại chỗ

Mô hình truyền thống yêu cầu bạn quản lý phần mềm ERP và dữ liệu trên máy chủ và phần cứng nội bộ, cho phép kiểm soát 100% và có tính linh hoạt cao.

ERP kết hợp

Loại triển khai ERP cung cấp một cách tiếp cận kết hợp giữa các tùy chọn tại chỗ và đám mây. Dữ liệu quan trọng hoặc chức năng cốt lõi được lưu giữ tại chỗ, trong khi dữ liệu ít nhạy cảm hơn được lưu trữ trên đám mây.

Chuyển đổi doanh nghiệp của bạn với Odoo ERP dựa trên đám mây

​Chúng tôi tập trung 100% vào việc cung cấp các giải pháp ERP Odoo tại Portcities. Dưới đây là lý do tại sao.


Nền tảng ERP tất cả trong một

Không còn các hệ thống độc lập với các kho dữ liệu riêng lẻ. Dữ liệu của bạn được tập trung và chia sẻ trong một hệ thống duy nhất.

Thân thiện với người không chuyên về công nghệ

Dễ dàng cho bất kỳ ai có thể học và điều hướng với giao diện trực quan. Không cần kiến thức kỹ thuật!

Phù hợp với mọi doanh nghiệp

Cài đặt các phân hệ cần thiết và mở rộng sau này. Các gói giá linh hoạt để phù hợp với nhu cầu của bạn.

Linh hoạt theo nhu cầu của bạn

Tùy chỉnh cao để đáp ứng yêu cầu kinh doanh của bạn. Mở rộng quy mô khi doanh nghiệp của bạn phát triển.

Doanh nghiệp thực, kết quả thực

Khách hàng của chúng tôi đang sử dụng Odoo và đạt mục tiêu kinh doanh của họ. Họ đang phát triển hiệu quả với ERP.

Chúng tôi đang tìm kiếm một phần mềm tập trung vào khách hàng và CRM hơn. SAP là một hệ thống ERP rất truyền thống. NetSuite, ngược lại, rất tập trung vào thị trường Mỹ [...] Vì vậy, Odoo là bước đi hợp lý cho chúng tôi.

Pavel Sodomka • CEO của Simple Hardware

Câu hỏi thường gặp (FAQ)

Hệ thống ERP tích hợp và đơn giản hóa các quy trình hoạt động kinh doanh trên tất cả các phòng ban, loại bỏ các dữ liệu bị cô lập và thúc đẩy giao tiếp tốt hơn. Các hệ thống độc lập chỉ tập trung vào các quy trình cụ thể, tạo ra vấn đề tập trung dữ liệu riêng lẻ và yêu cầu các giải pháp thủ công và đối chiếu dữ liệu giữa các chương trình phần mềm khác nhau.

ERP và CRM (Quản lý Quan hệ Khách hàng) đều là các giải pháp phần mềm kinh doanh, nhưng chúng tập trung vào các khía cạnh khác nhau:

  • ERP: quản lý tất cả các quy trình kinh doanh cốt lõi, bao gồm cả các chức năng trong CRM như thông tin khách hàng, bán hàng, tiếp thị và dịch vụ khách hàng, cũng như hàng tồn kho, kế toán, nhân sự và nhiều hơn nữa.
  • CRM: tập trung vào việc quản lý các tương tác và mối quan hệ với khách hàng trong suốt vòng đời khách hàng.

Một số doanh nghiệp sử dụng các hệ thống ERP và CRM riêng biệt, trong khi những doanh nghiệp khác thích một giải pháp ERP tất cả trong một như Odoo, bao gồm các chức năng CRM. Đọc thêm tại đây.

Tổng chi phí sở hữu (TCO) của một hệ thống ERP phụ thuộc vào nhu cầu kinh doanh cụ thể của bạn. Đây là một phân tích các yếu tố chính:

  • Chi phí triển khai: chi phí của các dịch vụ triển khai ERP, chẳng hạn như phân tích kinh doanh, triển khai module, bất kỳ yêu cầu tích hợp hoặc tùy chỉnh nào, và cần địa phương hóa.
  • Chi phí giấy phép: chi phí giấy phép của mô hình ERP đã chọn (theo người dùng hoặc gói đăng ký)
  • Chi phí lưu trữ: chi phí của giải pháp lưu trữ mà bạn chọn cho hệ thống ERP của mình. Tùy thuộc vào quy mô doanh nghiệp, nhu cầu và năng lực tài nguyên của bạn, bạn nên xem xét các loại lưu trữ đám mây, tại chỗ và kết hợp.
  • Chi phí phần cứng (chỉ dành cho ERP tại chỗ): nếu bạn chọn triển khai tại chỗ, bạn sẽ cần các máy chủ và bộ nhớ để chạy phần mềm, điều này sẽ tăng chi phí đầu tư ban đầu.
  • Chi phí hỗ trợ liên tục: chi phí hỗ trợ và bảo trì phần mềm định kỳ sau khi triển khai dự án ERP.

Thời gian triển khai hệ thống ERP thay đổi tùy thuộc vào phạm vi giải pháp, mức phức tạp của yêu cầu kinh doanh và mức độ tùy chỉnh. Triển khai các chức năng cốt lõi có thể mất vài tháng, trong khi các yêu cầu rộng rãi và tùy chỉnh phức tạp có thể mất một năm hoặc hơn.

Các giai đoạn chính bao gồm lập kế hoạch, cấu hình, di chuyển dữ liệu, đào tạo và thử nghiệm. Quản lý dự án hiệu quả và hợp tác giữa tổ chức và nhà cung cấp ERP là rất quan trọng để có một quy trình triển khai suôn sẻ và đúng tiến độ.

Một số thách thức liên quan đến việc triển khai ERP có thể bao gồm:

  • Chi phí: hệ thống ERP có thể là một khoản đầu tư lớn, với các chi phí khác nhau như giấy phép, dịch vụ triển khai, bảo trì liên tục và lưu trữ. Đảm bảo bạn xác định cẩn thận nhu cầu kinh doanh và ngân sách cho một dự án ERP.
  • Tính phức tạp: Triển khai hệ thống ERP phù hợp có thể phức tạp do cấu hình, di chuyển dữ liệu, tùy chỉnh và đào tạo người dùng. Để thành công, hãy đảm bảo rằng nhóm CNTT của bạn có kinh nghiệm hoặc làm việc với đối tác triển khai ERP chuyên nghiệp.
  • Quản lý thay đổi: nhân viên có thể không thích nghi với sự thay đổi trong gian đoạn đầu và cần được đào tạo đúng cách về hệ thống mới. Đảm bảo giao tiếp hiệu quả, đào tạo và hỗ trợ người dùng.

Dưới đây là một số bước giúp bạn chọn hệ thống ERP phù hợp:

  • Xác định nhu cầu kinh doanh của bạn: Xác định các chức năng chính mà bạn yêu cầu từ một hệ thống ERP.
  • Lên danh sách và đánh giá các hệ thống ERP: Nghiên cứu để đánh giá và so sánh các tính năng, giá cả và khả năng mở rộng của các giải pháp khác nhau.
  • Yêu cầu các bản demo và báo giá: Bạn nên yêu cầu bản thử nghiệm ERP dựa theo yêu cầu kinh doanh và nhận báo giá từ các nhà cung cấp ERP tiềm năng.
  • Xem xét đối tác triển khai của bạn: Chọn một đối tác đủ năng lực để giúp bạn trong việc triển khai và hỗ trợ liên tục.

Xem thêm các mẹp lựa chọn giải pháp ERP tốt nhất!

Có. Hệ thống ERP có thể tích hợp với các hệ thống kinh doanh khác tùy theo nhu cầu cụ thể của bạn. Hầu hết các nhà cung cấp ERP cung cấp các bộ kết nối hoặc API để tạo điều kiện thuận lợi cho việc tích hợp này.
Bạn có biết Odoo là một trong những giải pháp ERP tích hợp mạnh mẽ nhất? Phần mềm cung cấp một loạt các trình kết nối tích hợp sẵn hoặc một API linh hoạt để dễ dàng tích hợp với phần mềm hiện có của bạn, từ các nền tảng thương mại điện tử, CRM, cổng thanh toán đến các hệ thống kế toán/lương, các kênh truyền thông xã hội hoặc các ERP khác. Khám phá thêm các giải pháp tích hợp Odoo!

Các hệ thống ERP được sử dụng rộng rãi trên nhiều ngành công nghiệp, mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho các doanh nghiệp. Dưới đây là một số ngành công nghiệp thường sử dụng các hệ thống ERP:

  • Sản xuất
  • Bán lẻ/Bán buôn
  • Dịch vụ
  • Phân phối
  • Hậu cần
  • và hơn thế nữa!

Bạn sẵn sàng bước tiếp theo trong quá trình chuyển đổi kỹ thuật số với hệ thống ERP?

Chúng tôi sẽ đồng hành cùng bạn tìm ra giải pháp CNTT phù hợp để phát triển doanh nghiệp!

​Khám phá thêm thông tin về ERP và Odoo

Your Dynamic Snippet will be displayed here... This message is displayed because you did not provided both a filter and a template to use.

Cập nhật các tips miễn phí về cách quản lý doanh nghiệp của bạn với Odoo

Tham gia bản tin của chúng tôi để cập nhật tin tức mới nhất!