“Các kênh mạng xã hội đang thay thế kênh tiếp thị qua email” hoặc “Thế hệ Millennials không còn sử dụng kênh email cho các nội dung tiếp thị” , bạn có thể đã nghe những tuyên bố như vậy và thắc mắc liệu “email marketing đã chết”. Email Marketing thực chất vẫn đang tồn tại và hoạt động một cách mạnh mẽ.
Trên thực tế, 99% chúng ta kiểm tra email mỗi ngày.
Có đến 73% thế hệ Y (Millennials) đang sử dụng email để kết nối với các doanh nghiệp.
Hơn nữa, số lượng người dùng email trên toàn cầu dự kiến sẽ đạt 4,6 tỷ người vào năm 2050.
Mọi người ở mọi lứa tuổi đều ưa chuộng sử dụng email. Mặc dù các mạng xã hội và các kênh tiếp thị khác đang phát triển rất nhanh chóng hiện nay, email marketing (tiếp thị qua email) vẫn là một công cụ trực tiếp, tiết kiệm chi phí và hiệu quả, hỗ trợ các marketer (nhà tiếp thị) kết nối với khách hàng tiềm năng và chuyển đổi họ thành khách hàng thân thiết của doanh nghiệp. Do đó, sự thành công trong chiến dịch email phụ thuộc rất nhiều vào việc bạn lập kế hoạch và xây dựng nó như thế nào ngay từ giai đoạn đầu.
Bạn đang tìm kiếm một công cụ có thể giúp bạn tối ưu hóa các chiến dịch email của mình? Dưới đây là hướng dẫn hoàn chỉnh cách tạo một chiến dịch email marketing hiệu quả, tránh những sai lầm thường gặp và đạt được kết quả tốt nhất.
Chiến dịch Email Marketing
Email Marketing là gì?
Email Marketing (Tiếp thị qua email) là một hình thức marketing điện tử mà bạn có thể sử dụng để giao tiếp với khách hàng tiềm năng và khách hàng hiện tại của mình. Các email tiếp thị được thiết kế nhằm quảng bá sản phẩm và dịch vụ của doanh nghiệp đồng thời xây dựng mối quan hệ với những khách hàng tiềm năng và khuyến khích sự tương tác của họ với doanh nghiệp của bạn.
Không giống như cold email marketing (tiếp thị qua email nguội/outbound marketing) với mục tiêu nhắm đến là các khách hàng tiềm năng chưa có khái niệm về doanh nghiệp của bạn hoặc sản phẩm và dịch vụ mà bạn cung cấp, email marketing (inbound marketing) là hoạt động tiếp thị hướng đến các đối tượng cụ thể đã biết đến doanh nghiệp của bạn và đồng ý nhận các thông báo qua email mà bạn sẽ gửi đến họ.
Email marketing được chia thành hai loại chính: email quảng cáo và email ‘xây dựng thương hiệu’. Tùy thuộc vào đối tượng nhận email, mục tiêu của các chiến dịch tiếp thị, bạn có thể tạo ra những emails với những chủ đề thú vị và có giá trị.
Lợi ích của một chiến dịch Email Marketing là gì?
Các chiến dịch email marketing mang lại lợi ích rất lớn. Chúng thúc đẩy doanh thu của doanh nghiệp ở nhiều khía cạnh:
Tăng tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng của bạn
Email marketing vượt trội hơn các kênh tiếp thị khác, bao gồm cả mạng xã hội, về tỷ lệ chuyển đổi khách hàng tiềm năng. Mọi người thường sử dụng các kênh truyền thông xã hội để giải trí, vì vậy họ dễ dàng bỏ lỡ các thông điệp trên newsfeed (nguồn cấp tin tức) của mình, đặc biệt nếu bạn không chạy quảng cáo cho các bài đăng. Trong khi đó, email chủ yếu được sử dụng cho các mục đích kinh doanh. Bạn có danh sách khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng chủ động tham gia nhận các email thông báo, điều này giúp bạn biết được hành vi mua hàng của họ, chẳng hạn như các sản phẩm/dịch vụ họ đã mua, các email tiếp thị họ đã mở và đọc, hoặc các links (đường dẫn) họ đã nhấp vào.
Ví dụ: bạn đang điều hành một doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm dinh dưỡng và khách hàng mục tiêu của bạn sẽ là những người quan tâm đến sức khỏe. Các email quảng cáo, chẳng hạn như “Tặng mã giảm giá 50% cho khách hàng đăng ký mới khi mua sản phẩm combo” hoặc “Mua combo, Nhận mã giảm giá 50% cho lần mua tiếp theo” sẽ đặc biệt thu hút sự quan tâm của khách hàng ngay lập tức.
Do đó, kết nối với khách hàng thường xuyên thông qua các email được cá nhân hóa sẽ giúp bạn chuyển đổi khách hàng tiềm năng trở thành khách hàng chính thức và người mua một lần trở thành khách hàng thân thiết của mình.
Nâng cao nhận thức của khách hàng về thương hiệu của bạn.
Dựa theo tần suất kiểm tra hộp thư hàng ngày của người dùng, các email có khả năng thu hút nhiều sự chú ý hơn so với các kênh tiếp thị khác. Người đăng ký dễ dàng theo dõi thông tin tiếp theo với các email có cùng chủ đề. Email marketing cũng giúp bạn xây dựng nhận thức của các khách hàng về thương hiệu của bạn với chi phí thấp. Không giống như các phương tiện truyền thông xã hội, tạp chí hay các kênh truyền hình, bạn có thể tiết kiệm chi phí in ấn hoặc phí chạy quảng cáo đối với các chiến dịch email marketing.
Chiến dịch email quảng cáo thông tin sẽ là lựa chọn tuyệt vời nếu bạn đang muốn nâng cao nhận thức về thương hiệu cho doanh nghiệp. Bạn có thể phân khúc đối tượng khách hàng của mình theo các sản phẩm yêu thích của họ. Theo đó, nội dung của các email quảng cáo thông tin có thể sẽ giới thiệu về bộ sưu tập sản phẩm mới, lời kêu gọi hành động đến trang thương mại điện tử (e-commerce) của bạn hoặc các bài báo/blog nói về các sản phẩm của doanh nghiệp.
Xây dựng lòng trung thành của khách hàng
Khi khách hàng tiềm năng chuyển thành khách hàng chính thức, họ yêu thích và quay lại mua sản phẩm/dịch vụ của bạn nhiều hơn, điều đó có nghĩa, bạn đã thành công trong việc tạo ra khách hàng thân thiết. Bạn có thể xây dựng lòng trung thành của khách hàng qua các chiến dịch email marketing khuyến mãi như giới thiệu các ưu đãi đặc biệt, lời mời tham gia các sự kiện đặc biệt, chương trình làm đại sứ thương hiệu hoặc giới thiệu sản phẩm, v.v.
Lấy ví dụ với một nhà cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp, chẳng hạn như một thẩm mỹ viện, nơi phần lớn khách hàng đăng ký là thành viên để được hưởng các lợi ích từ các dịch vụ spa tốt nhất. Bạn có thể phân khúc khách hàng của mình dựa trên hạng thành viên để tạo các chiến dịch email quảng cáo, như cung cấp cho khách hàng một combo các sản phẩm chăm sóc da và kiểm tra da miễn phí để kỷ niệm một năm trở thành thành viên thân thiết của thẩm mỹ viện.
Đây là một chiến lược tiếp thị đôi bên cùng có lợi khi đồng thời tăng doanh số bán hàng của doanh nghiệp và thành công xây dựng lòng trung thành của khách hàng.
Làm cách nào để thực hiện một chiến dịch email marketing hiệu quả?
Có 3 bước cơ bản và quan trọng để bắt đầu chiến dịch email marketing đầu tiên của bạn:
1. Chọn nhà cung cấp dịch vụ email (ESP) phù hợp
Đầu tiên và quan trọng nhất, bạn nên nghĩ đến việc chọn Nhà cung cấp dịch vụ email (Email Service Provider - ESP). Bạn có thể sẽ cân nhắc: liệu bạn có cần thiết phải trả tiền cho dịch vụ này không.
Về mặt kỹ thuật, bạn có thể gửi hàng loạt email bằng cách sử dụng các Nhà cung cấp dịch vụ Internet (ISP) như Gmail, Outlook hoặc các nền tảng thư điện tử khác. Tuy nhiên, các dịch vụ này chủ yếu dành cho mục đích sử dụng cá nhân và sẽ giới hạn về băng thông email, thiết kế, các chỉ số đánh giá liên quan và khả năng gửi email. Điều quan trọng là nếu bạn gửi đi hàng loạt các email, tài khoản của bạn có thể bị vô hiệu hóa nếu hệ thống đánh dấu đó là hoạt động đáng ngờ (spam).
Trong khi đó, Nhà cung cấp Dịch vụ Email (ESP) là một nền tảng phục vụ việc quản lý các chiến dịch email marketing. ESP được xây dựng với cơ sở hạ tầng cần thiết, cho phép người dùng lưu trữ và phân đoạn danh sách liên hệ, tạo email với nhiều mẫu email tùy chọn, gửi email (thủ công hoặc tự động) và theo dõi số liệu phân tích hiệu quả của chiến dịch email.
Hãy tìm hiểu nhanh cách email được gửi từ các mailing server (máy chủ). Một email newsletter (bản tin email) sẽ giống như một bưu thiếp phải có tem đóng dấu mới có thể được gửi đi; và mailing server được sử dụng với mục đích như con tem để gửi ra các email. Bạn có thể tự thiết lập mailing server bằng cách sử dụng Gmail hoặc Microsoft Outlook, hoặc hợp tác với các ESP chuyên dụng như Sendgrid, họ sẽ hỗ trợ bạn trong việc quản lý các mailing server và theo dõi chiến dịch email marketing hàng loạt của bạn.
Với rất nhiều ESP trên thị trường, bạn nên đánh giá các yêu cầu của mình trước khi quyết định chọn nhà cung cấp phù hợp nhất. Bạn cần cân nhắc đến các yếu tố quan trọng như quy mô ngân sách, số lượng khách hàng cần liên hệ, loại email, v.v.
Odoo là một hệ thống ERP mã nguồn mở linh hoạt, cung cấp ứng dụng Odoo Email Marketing cho các doanh nghiệp ở mọi quy mô kinh doanh. Ứng dụng được thiết kế thân thiện với tất cả người dùng, bất kể là người không có kỹ năng CNTT, và tương thích với cả hai phiên bản Odoo, Odoo Cộng Đồng và Odoo Doanh Nghiệp. Song, Odoo Email Marketing vẫn sẽ có một số hạn chế về các tính năng có sẵn trong phiên bản Odoo miễn phí, chẳng hạn như thiếu các tính năng tự động hóa email marketing. Ngược lại, phiên bản Odoo Doanh Nghiệp cung cấp gói tính năng đầy đủ của ứng dụng này với mức giá hợp lý. Ngoài ra, nếu bạn đang sử dụng Odoo Online/Odoo.sh, bạn sẽ có cơ sở dữ liệu dùng thử, giới hạn với 200 email được gửi mỗi ngày và bạn có thể yêu cầu gia tăng số lượng này. Tuy nhiên, số lượng gia tăng thường sẽ không đủ cho các mục đích email marketing.
Bạn đang tìm kiếm giải pháp phù hợp cho bộ công cụ tiếp thị của mình?
2. Tạo danh sách khách hàng
Tiếp đến, bạn cần phải tạo các danh sách gửi thư từ những khách hàng quan tâm và người đăng ký tham gia nhận các thông báo qua email của bạn.
Người đăng ký tham gia: là các khách hàng tiềm năng đã liên hệ với công ty của bạn thông qua biểu mẫu đăng ký trên trang web, landing page, phương tiện truyền thông xã hội của bạn hoặc ở các kênh khác.
Khách hàng hiện tại: là những người trước đây đã mua hàng hóa hoặc dịch vụ của bạn.
Mẹo: Tạo hồ sơ những phân mảng khách hàng toàn diện nhằm hiểu rõ hơn nhu cầu của họ và thêm nội dung được cá nhân hóa có liên quan vào các email marketing.
Cả hai loại khách hàng này đều mong muốn nhận được phản hồi từ bạn, đặc biệt là những khách hàng hiện tại, họ mong đợi sự đổi mới trong các sản phẩm/dịch vụ mà họ quan tâm. Do đó, việc tạo hồ sơ khách hàng toàn diện từ nhóm khách hàng hiện tại là điều cần thiết, giúp bạn hiểu rõ hơn nhu cầu của họ đồng thời cải thiện các dịch vụ khách hàng. Bạn nên lập hồ sơ dựa trên các phân khúc, chẳng hạn như nhân khẩu học (tuổi, chức vụ, thu nhập,...), địa lý (quốc gia, thành phố, vùng, khu vực), hành vi (sử dụng sản phẩm, lịch sử mua hàng, mức độ hài lòng, v.v.), hoặc phân đoạn tâm lý (lối sống, mục tiêu, thói quen,...).
Bên cạnh các yếu tố được đề cập ở trên, các đặc điểm doanh nghiệp cũng nên được xem xét nếu doanh nghiệp của bạn đang kinh doanh theo hướng B2B. Một số yếu tố cần xem xét như ngành, quy mô công ty, vị trí, doanh thu và loại khách hàng.
Hơn nữa, bạn có thể phân loại người nhận email dựa trên các mục tiêu chiến dịch cụ thể, điều này giúp các chiến dịch email marketing của bạn đạt tính hiệu quả cao hơn. Các chiến dịch có thể là một series bản tin qua email, các thông tin ưu đãi, thông báo, lời mời tham gia sự kiện, v.v. Nội dung email càng phù hợp và được cá nhân hóa thì kết quả mang lại càng tốt.
Hãy nhớ: Không nên gửi email tiếp thị đến những khách hàng có thể không biết về sản phẩm/dịch vụ của bạn, vì điều này có thể gây ảnh hưởng xấu hình ảnh công ty bạn. Không ai thích nhận được các thư rác.
3. Tạo nội dung email của bạn
Khi bạn đã xác định mục tiêu chiến dịch của mình và có danh sách đối tượng để gửi email, bước cuối cùng là tạo một nội dung email thật hấp dẫn!
Email đầu tiên sẽ quyết định sự thành công cho các nỗ lực của bạn trong chiến dịch email marketing vì email này cung cấp thông tin đầu tiên về quy trình và những gì người nhận có thể mong đợi từ bạn. Do đó, các email tiếp thị, ngay từ lúc đầu, nên cung cấp các giá trị và đề cập về các chủ đề mà khách hàng của bạn quan tâm với giọng điệu trò chuyện và các thiết kế email phù hợp. Hơn nữa, do khoảng chú ý của người trưởng thành thường chỉ là vài giây nên họ có thể sẽ không đọc toàn bộ nội dung email của bạn. Vì vậy, bạn nên xây dựng email của mình với nội dung gọn gàng súc tích, kèm lời kêu gọi hành động (Call to Action) gây ảnh hưởng và các tương tác trực quan thích hợp.
Mẹo: Bắt đầu với một dòng tiêu đề hấp dẫn và văn bản xem trước.
Email marketing là một chiến lược tiếp thị đơn giản và hiệu quả, do đó mà có tính cạnh tranh rất cao. Kích thích sự tò mò của người nhận, khiến họ mở email của bạn bằng một dòng tiêu đề hấp dẫn là chìa khóa thành công. Một tiêu đề hấp dẫn nên:
Giới hạn trong khoảng 50-60 ký tự;
Làm nổi bật các từ khóa trong thông điệp của bạn;
Thu hút khách hàng bằng giọng điệu đầy cảm xúc.
Ví dụ: bạn có thể đề cập tên của khách hàng trong dòng chủ đề của mình giúp email được cá nhân hóa hơn; hoặc đề cập một con số cụ thể gây tò mò giúp tăng tỷ lệ mở email. Hơn nữa, việc sử dụng văn bản xem trước để tóm tắt nội dung email của bạn cũng có thể tăng chỉ số này. Cho dù trên thiết bị di động hay máy tính để bàn, việc thu hút người đọc ngay từ cửa sổ thông báo sẽ đảm bảo tỷ lệ mở email cao hơn.
Ngoài ra, đối với những người đăng ký tham gia nhận thông báo email, bạn cần có một email chào mừng nhằm nhằm cảm ơn và sự đăng ký của họ, giới thiệu bạn là ai và họ có thể mong đợi điều gì từ doanh nghiệp của bạn. Quan trọng hơn hết, các biểu mẫu đăng ký để lấy thông tin email khách hàng nên được chèn vào các trang web của bạn hoặc các kênh giao tiếp khác với thông điệp đăng ký rõ ràng, điều này cho phép bạn tăng số lượng khách hàng tiềm năng chọn tham gia nhận thông báo email.
Hãy nhớ: Luôn chèn đường dẫn huỷ đăng ký trong email của bạn, tuân thủ yêu cầu của luật chống thư rác. Các cá nhân khách hàng có quyền rút lại sự đồng ý nhận email từ bạn; đồng thời, bạn có thể tối ưu hóa khả năng gửi email cho chiến dịch của mình.
Cải thiện chiến dịch Email Marketing của bạn với ứng dụng Odoo Email Marketing
Odoo Email Marketing là gì?
Odoo Email Marketing là một ứng dụng vượt trội trong bộ Ứng dụng Marketing của Odoo. Đây là công cụ hỗ trợ người dùng tạo ra các chiến dịch gửi email phù hợp cho các khách hàng tiềm năng của mình mà không cần bất kỳ kiến thức CNTT nào trước đó.
Bạn có thể xây dựng một chiến dịch tuyệt vời với các tính năng hữu ích của ứng dụng này. Odoo Email Marketing giúp bạn dễ dàng phân khúc cơ sở dữ liệu khách hàng tiềm năng/khách hàng hiện tại thành các nhóm khách hàng cụ thể; tạo email với chỉ với các thao tác kéo & thả; tối ưu hóa khả năng hiển thị bản tin email trên mọi thiết bị; theo dõi các chỉ số thống kê chiến dịch email; và đồng bộ hóa với các ứng dụng Odoo Marketing khác.
Làm thế nào để xây dựng một chiến dịch email marketing hiệu quả với Odoo Email Marketing?
1. Xây dựng danh sách các liên hệ gửi thư của bạn
Odoo Email Marketing cho phép bạn phân loại danh sách gửi thư của mình bằng cách tạo các liên hệ gửi thư hoặc nhập danh sách các liên hệ hiện có.
Để tạo danh sách gửi mail trong Odoo Email Marketing, bạn vào Danh sách gửi thư → Danh sách gửi thư → Tạo, đồng thời bật tùy chọn Công khai để danh sách được hiển thị công khai cho người nhận trong trang hủy đăng ký, nơi họ có thể cập nhật tùy chọn đăng ký của mình.
Sau khi danh sách được tạo, bạn có thể tạo các liên hệ theo cách thủ công bằng cách nhấp vào nút Tạo, hoặc Nhập danh sách các liên hệ có sẵn trên các công cụ chức năng của bạn, chẳng hạn như Odoo CRM.
Bạn cũng có thể tạo nội dung cửa sổ pop-up trên trang web của mình nơi người truy cập có thể đăng ký địa chỉ email của họ vào biểu mẫu đăng ký.
Trong Danh sách gửi thư → Liên hệ gửi - bạn sẽ xem được tất cả danh sách những khách hàng gửi mail hiện có, cũng như tạo/nhập các liên hệ mới một cách riêng biệt. Một liên hệ gửi thư có thể nằm trong nhiều danh sách gửi thư và bạn có thể xem hoặc thêm danh sách gửi thư trực tiếp từ biểu mẫu của liên hệ gửi thư ấy.
Lấy ví dụ bên dưới, trong biểu mẫu liên hệ gửi thư của khách hàng hiện có/khách hàng tiềm năng có tên Emily, bạn có thể thêm/tạo danh sách gửi thư, chẳng hạn như Newsletter, Promotion, v.v., trong tùy chọn Danh sách gửi thư.
Odoo Email Marketing cũng được tích hợp đầy đủ với các ứng dụng Marketing khác của Odoo. Tuy nhiên, hiện tại chưa có liên kết nào giữa liên hệ gửi thư và thông tin của họ được lưu trữ trong mô-đun Liên hệ Odoo. Tính năng này chỉ được hỗ trợ bởi các mô-đun bên ngoài, chẳng hạn như mô-đun được thiết kế bởi Odoo Community Association (OCA).
2. Tạo nhiều chiến dịch email marketing
Trước khi bắt đầu tạo nội dung gửi thư, bạn nên thiết lập một mục tiêu rõ ràng cho chiến dịch email marketing của mình.
Bằng cách tạo một chiến dịch gửi thư trong Odoo Email Marketing, bạn có thể đặt các mục tiêu chung hoặc rất cụ thể. Tùy chọn này cho phép bạn quản lý các chiến dịch gửi thư hàng loạt và tập trung các chỉ số đánh giá cho tất cả các kênh tiếp thị của mình.
Để bắt đầu, bạn chọn Cấu hình → Cài đặt và bật Chiến dịch gửi thư, sau đó nhấp Lưu. Mục menu của Chiến dịch sẽ hiển thị trên thanh công cụ.
Trong tùy chọn Chiến dịch, bạn nhấp Tạo để tạo chiến dịch mới. Bạn có thể gửi email, bài đăng trên mạng xã hội hoặc bạn có thể tạo thông báo đẩy (push notification) trong cùng một chiến dịch, miễn là bạn đã cài đặt ứng dụng tiếp thị qua mạng xã hội trong hệ thống ERP của mình. Kênh SMS cũng được hỗ trợ trong tính năng Chiến dịch này, nhưng bạn sẽ chịu một mức phí để định cấu hình chức năng này.
Các email hoặc thông báo liên quan đã tạo sẽ có sẵn trong menu Chiến dịch, tất cả các chỉ số dữ liệu có liên quan cũng sẽ được hiển thị. Trong tùy chọn này, bạn cũng có thể quản lý các hoạt động kế toán cho từng khách hàng cụ thể, chẳng hạn như báo giá và doanh thu. Một lợi ích rất lớn cho người dùng Odoo là tất cả các ứng dụng Odoo đều được tích hợp với nhau.
3. Xây dựng email với thiết kế đáp ứng (responsive) có sẵn
Chọn Mailings → Tạo, một mẫu email đã sẵn sàng để bạn xây dựng nội dung và thiết kế.
Trước khi bắt đầu thiết kế email của mình, có ba yếu tố bạn cần xác định, bao gồm dòng tiêu đề, văn bản xem trước và người nhận. Odoo cho phép bạn chọn trực tiếp đối tượng mục tiêu để gửi thư của bạn trong trường Recipients (Người nhận). “Mailing List'' hoặc ”Mailing Contact” là các tùy chọn ưu tiên cho hầu hết các chiến dịch email marketing vì người nhận là người đăng ký tham gia nhận email tiếp thị. Điều này cho phép bạn thiết lập tùy chọn hủy đăng ký cho các liên hệ gửi thư. Trong khi đó, các tùy chọn khác trong trường Người Nhận không hỗ trợ tính năng này.
Ngoài ra, do Odoo Email Marketing được tích hợp toàn diện với các ứng dụng marketing khác của Odoo, nên bạn có thể trực tiếp thêm thông số kỹ thuật để xác định các địa chỉ liên hệ phù hợp nhất định, lọc mục tiêu của bạn, chẳng hạn như khách hàng tiềm năng/cơ hội, ứng viên, v.v.
Tạo một email tiếp thị với thiết kế hấp dẫn trở nên dễ dàng hơn với ứng dụng Odoo Email Marketing. Bạn có thể xây dựng nội dung email bằng cách sử dụng các mẫu (template) có thể tùy chỉnh được tạo sẵn.
Trong Mail Body, bạn có thể chọn một bố cục email và thực hiện thay đổi bằng trình chỉnh sửa kéo và thả của Odoo. Mặt khác, Odoo cung cấp các thiết kế gọn gàng, đơn giản và không phức tạp, cho phép người dùng tiết kiệm thời gian với các mẫu email được tạo sẵn. Thú vị hơn nữa, nếu bạn có các thiết kế từ ứng dụng bên thứ ba, bạn cũng có thể tải mã HTML của thiết kế đó lên nền tảng Odoo.
Mẹo: Thiết kế email có thể tối ưu hóa khả năng hiển thị trên thiết bị di động.
Giờ đây, bạn không phải lo lắng về việc điều chỉnh các mẫu email của mình để tương thích với màn hình thiết bị của người nhận. Ứng dụng này đảm bảo rằng email của bạn sẽ được hiển thị tối ưu trên mọi thiết bị - điện thoại di động, máy tính xách tay hoặc máy tính bảng nhờ tính năng tự động điều chỉnh khoảng cách và tối ưu hóa hình ảnh có trong email.
Sau cùng, trong Cài đặt, bạn có thể chọn người chịu trách nhiệm gửi và nhận email. Bạn cũng có thể thêm email của mình vào các chiến dịch cụ thể để dễ theo dõi.
Mẹo: Bật A/B testing percentage (tỷ lệ thử nghiệm A/B) để so sánh phiên bản email nào nhận được nhiều tương tác nhất và lựa chọn phiên bản tốt nhất.
Bật tùy chọn A/B testing percentage là phương án tối ưu hiệu quả. Đây là một thử nghiệm phân tách, cho phép bạn tìm ra tùy chọn có thể tạo ra tỷ lệ mở và nhấp vào email cao hơn trong số hai tùy chọn của chiến dịch, và xác định khung thời gian hoàn hảo để gửi email của bạn. Bằng cách bật tùy chọn này, hệ thống sẽ gửi email đến những người nhận đã được chọn trong danh sách gửi thư một cách ngẫu nhiên. Người nhận sẽ nhận được email một lần duy nhất cho toàn bộ quá trình thử nghiệm, với mục đích kiểm tra tính hiệu quả của email và tránh trường hợp trùng lặp email.
Khi bạn đã hoàn thành việc tạo email của mình, hãy nhấp Lưu. Email của bạn sẽ được lưu trong cột nháp của chế độ xem Kanban và bạn có thể chỉnh sửa email tại đây bất cứ lúc nào.
4. Kiểm tra và Lên lịch gửi email tiếp thị của bạn
- Ogilvy David
Never stop testing, and your advertising will never stop improving.
Thực hiện kiểm tra email trước khi chính thức gửi email là bước rất quan trọng sau cùng. Những sai lầm nhỏ có thể không được chú ý và dễ dàng gây ảnh hưởng đến hình ảnh thương hiệu của bạn. Trong Odoo Email Marketing, bạn có thể kiểm tra từng email và lên lịch gửi email.
Nhấp chọn Thử nghiệm và gửi email của bạn đến một hoặc nhiều địa chỉ liên hệ mẫu để kiểm tra cách hiển thị, nội dung email, thiết kế và các nút liên kết nhúng.
Tính năng Lên lịch cho phép bạn chọn ngày và giờ mà email sẽ được gửi tự động. Bạn không cần phải thực hiện gửi email thủ công.
Nhấp chọn Gửi để gửi thư đến tất cả những người nhận mục tiêu.
Các email sẽ được chuyển đến cột in queue (đợi) sau khi bạn chọn gửi email. Tính năng này giúp bạn có thêm thời gian đệm để chỉnh sửa/hủy email nếu có bất kỳ sự cố không mong muốn nào xảy ra.
5. Theo dõi kết quả của chiến dịch email của bạn
Sau khi khởi động chiến dịch email marketing, bạn nên theo dõi các chỉ số đánh giá email marketing chính để hiểu rõ hơn về kết quả chiến dịch của mình và tối ưu hóa các chiến dịch tiếp theo.
Ứng dụng Email Marketing của Odoo cho phép bạn dễ dàng đánh giá không chỉ các số liệu thống kê chiến dịch (tỷ lệ mở, tỷ lệ thoát, tỷ lệ nhấp vào, tỷ lệ trả lời), mà còn cả số lượng khách hàng tiềm năng, cũng như các đơn đặt hàng và doanh thu được tạo, chúng sẽ giúp bạn cải thiện tổng thể chiến lược marketing của doanh nghiệp. Bạn có thể theo dõi các con số thống kê trên trong menu Mailing hoặc Chiến dịch.
Mẹo: Tăng các chỉ số liên quan đến chiến dịch email với nội dung email được cá nhân hoá.
Người nhận luôn thích đọc những thông điệp dường như chỉ dành cho họ; do đó, bạn có thể cải thiện chỉ số thống kê email bằng cách cá nhân hóa nội dung email của mình. Ví dụ: bạn có thể định cấu hình động tên liên hệ, tên công ty (nếu có) hoặc danh xưng vào phần nội dung email bằng placeholders (trình giữ chỗ) với các giá trị thực sẽ được điền tự động vào email dựa trên thông tin liên hệ tương ứng của người nhận. Ngoài ra, thông điệp của email nên được thể hiện bằng một giọng điệu giao tiếp tự nhiên.
Bên cạnh đó, để quản lý việc hủy đăng ký, nền tảng dịch vụ email Odoo sẽ có một bảng điều khiển phân tích với các tùy chọn Danh sách đen.
Để thiết lập, bạn chọn Cấu hình → Cài đặt và bật Tùy chọn Danh sách đen khi Hủy đăng ký. Khi người nhận nhấp vào liên kết Hủy đăng ký trong email của bạn, họ có thể di chuyển địa chỉ liên hệ của mình vào danh sách đen, có nghĩa là họ sẽ không còn nhận được email tiếp thị từ bạn.
Trong Cấu hình, bạn cũng có thể xem bản ghi lịch sử của các địa chỉ email nằm trong danh sách đen.
Mẹo: Chỉ gửi email cho những người đăng ký chọn tham gia và thường xuyên cập nhật danh sách gửi thư để tránh tỷ lệ hủy đăng ký cao.
Bạn cần hỗ trợ thiết lập công cụ Email Marketing?
Với Odoo Email Marketing, bạn có thể tự do sáng tạo các chiến dịch tiếp thị qua email hoàn hảo.
Bạn có thể khai thác nhiều chức năng hơn là một chiến dịch email marketing đơn thuần nếu bạn hợp tác với các chuyên gia là những người phân tích và tư vấn cho các chiến dịch của mình và các thiết lập tùy chọn của cho ứng dụng Email Marketing của bạn. Port Cities cung cấp dịch vụ tư vấn được cá nhân hóa, các chuyên gia của chúng tôi sẽ thảo luận về nhu cầu kinh doanh của bạn và hướng dẫn bạn cách Odoo có thể tối ưu hóa hoạt động email marketing của bạn. Liên hệ với chúng tôi hoặc đặt lịch trải nghiệm Odoo với chúng tôi!